Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây

Quy trình kỹ thuật trồng chanh dây, chăm sóc chanh dây cho năng suất cao nhất. Bài viết tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế và tham khảo một số tài liệu từ internet. Mời bà con cùng theo dõi

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây (mác mác)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh dây (mác mác)

Yêu cầu khí hậu đất đai trồng chanh dây

Chanh dây hay còn gọi là chanh leo, lạc tiên, mác mác hoặc mát mát tùy theo địa phương. Đây là một giống cây dạng dây leo phù hợp với khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng mạnh ở môi trường nhiều ánh sáng, lượng mưa trung bình trong năm là 1.500mm. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp giao động từ 16-30 độ C. Khí hậu ít gió, không bị sương muối.
Đất trồng chanh dây phải thoát nước tốt, pH của đất từ 5.5 – 6.0, tầng canh tác tối thiểu 50cm. Độ cao so với mặt nước biển là 500 – 1.000m. (Riêng giống chanh dây tím thích hợp với độ cao từ 600 – 800m)

Lựa chọn giống chanh dây

Hiện nay bà con chủ yếu trồng 2 giống chanh dây là chanh dây tím và chanh dây vàng.
  • Giống chanh dây vàng: Cây sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, năng suất trung bình, trái chín màu vàng, vị chua, ít thơm, kích thước quả từ vừa đến nhỏ
  • Giống chanh dây tím: Có nguồn gốc chủ yếu từ Đài Loan, năng suất cao, trái chín màu đỏ/tím. Vỏ mỏng, cơm dày, vị ngọt, mùi thơm. Kích thước trái từ vừa đến lớn. Loại này được thị trường ưa chuộng hơn
Từ những đặc điểm trên, cây chanh dây vàng thường ít được canh tác, chủ yếu sử dụng làm gốc ghép để ghép chồi giống chanh dây tím.
Cây giống có thể được ươm từ hạt hoặc nhân giống bằng các ghép nêm chồi. Giống năng suất nhất và đầu ra được thương lái thu mua nhiều là giống chanh Đài Loan, được nhập khẩu trực tiếp hoặc giống Đài Nông F1 (Đài Nông 1) được nhân giống tại Việt Nam.
Giống nhập khẩu đảm bảo về nguồn gốc nhưng thường hao hụt nhiều do vận chuyển dài ngày từ Đài Loan về Việt Nam. Trong khi giống Đài Nông F1 cũng có chất lượng tương đương nhưng được ươm trồng tại Việt Nam nên chất lượng cây giống tốt hơn, cây con khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt ít
Xem chi tiết: Giống chanh dây Đài Loan – Đài Nông F1

Chuẩn bị đất trồng chanh dây

  • Đất trồng chanh dây không yêu cầu quá cao, miễn là đất xốp, thoát nước tốt: Đất ở khu vực Tây Nguyên và các vùng lân cận được cho là phù hợp nhất.
  • Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ dại, ban đất bằng phẳng để tiện chăm sóc, với đất dốc cần tiến hành đánh các rãnh thoát nước chống xói mòn, rửa trôi
  • Đất trước đó trồng tiêu hoặc trồng cà phê, cần tiến hành xới đất, canh tác 2-3 vụ màu trước khi trồng chanh dây để giảm lượng tuyến trùng trong đất
  • Hố trồng chanh dây có kích thước 50x50x50cm, trộn đều đất mặt với 20kg phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5kg supe lân + 1 thìa canh chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma + Vôi bột (nếu cần điều chỉnh độ pH của đất cho phù hợp). Hỗn hợp sau khi trộn đều lấp đầy vào hố, ủ 1 tháng trước khi trồng

Mật độ trồng chanh dây

Tùy theo địa hình, khả năng thâm canh, đất tốt hay xấu, kiểu giàn trồng chanh dây… mà trồng theo mật độ thích hợp. Thường ở Tây Nguyên với kiểu giàn truyền thống bà con hay trồng với mật độ 3x3m.
Đôi khi một số hộ còn tận dụng trụ tiêu trong những năm đầu mới trồng tiêu chưa phủ trụ để trồng chanh dây. Vừa có tác dụng che mát vừa giúp cải thiện thu nhập. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ phương án này. Vì tiêu và chanh dây là cây chủ chung cho một số loại nấm bệnh.
  • 400 cây/ha: khoảng cách 5 x 5m (xen canh với tiêu hoặc cà phê con)
  • 500 cây/ha: khoảng cách 5 x 4m (xen canh với tiêu hoặc cà phê con)
  • 625 cây/ha: khoảng cách 4 × 4m (xen canh với tiêu hoặc cà phê con)
  • 1000 cây/ha: khoảng cách 3 x 3m (Giàn truyền thống)
  • 1800 cây/ha: Khoảng cách 3 x 2m (Giàn thẳng đứng)
Share on Google Plus

About giongcayanquatot

0 nhận xét:

Đăng nhận xét